Thủy hải sản như tôm, cua, mực, cá,… là nguồn thực phẩm sử dụng hằng ngày cho việc chế biến các bữa ăn. Ăn thủy hải sản mang lại nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, tuy nhiên việc ăn thủy hải sản chưa đúng cách cũng mang lại rất nhiều rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì Vậy, bạn nên bỏ túi những lưu ý cần biết khi ăn thủy hải sản. Hãy cùng Sài Thành Foods tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích dưới bài viết này nhé.

Xem thêm Sự Khác Nhau Của Thủy Hải Sản và Hải Sản

1. Không Ăn Thủy Hải Sản Chế Biến Từ Lâu

  • Vì tâm lý tiết kiệm chung của người Việt, sợ bỏ uổng các thức ăn còn thừa được chế biến từ thủy hải sản. Nhiều người vẫn lưu trữ vào tủ lạnh những đồ ăn chưa hết và để qua đêm hoặc ăn vào những ngày tiếp theo.
  • Tuy nhiên thói quen đó cực kỳ nguy hiểm, vì những thực phẩm chế biến từ lâu chứa rất nhiều chất nguy hại cho cơ thể.
  • Nhiều người vẫn nhầm tưởng việc để thức ăn trong tủ lạnh có thể giữ được đồ ăn không hư, tuy nhiên việc hiểu này còn chưa đúng hết, môi trường tủ lạnh chỉ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn nhưng để lâu các đồ ăn sẽ bị oxy hóa dần tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn.
  • Ngoài ra để lâu thức ăn sẽ mất dần các chất dinh dưỡng thậm chí còn chuyển sang thành chất độc hại.
  • Trong thủy hải sản nói chung có nhiều protein khi bị phân hủy sẽ sản sinh ra những độc chất có hại, tạo mùi hôi: nitrit, amoniac… Nếu hấp thụ thường xuyên có thể gây ngộ độc cấp tính, một số bệnh về đường tiêu hóa thậm chí gây nguy cơ ung thư rất cao.
lưu ý khi bảo quản đồ ăn thủy hải sản

2. Lưu Ý Khi Ăn Thủy Hải Sản Tươi Sống

  • Nhiều người vẫn thích ăn hải sản tươi sống như mực, tôm, cá hồi, cá ngừ, hàu… được chế biến theo hình thức Sasimi (hình thức chế biến món ăn tươi sống có nguồn gốc từ Nhật Bản) để hấp thụ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong thực phẩm.
  • Tuy nhiên yêu cầu nguồn thủy hải sản tươi sống để thực hiện món này đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn chất lượng: hải sản phải còn tươi, cách chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh, nguồn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng,… mới chế biến được món ăn ngon, tươi sống.
ăn thủy hải sản tươi sống
  • Việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo các tiêu chí trên, thì chế biến món ăn sẽ không cảm giác tươi ngon, thậm chí ăn vào còn gặp các vấn đề về tiêu hóa.
  • Đặc biệt thành phần thủy ngân trong các loại cá làm sushi phổ biến như: cá vược ali, cá ngừ vây xanh,… cũng có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
  • Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn nguồn thực phẩm, nghiên cứu cách thực hiện các món tươi sống, hoặc có thể đến các nhà hàng uy tín để thưởng thức món ăn này.
  • Bạn có thể ưu tiên ăn thực phẩm đã nấu chín kỹ để hạn chế các rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe hơn.

3. Những Thực Phẩm Kỵ Khi Ăn Thủy Hải Sản

Có rất nhiều thực phẩm ” đại kỵ” khi ăn cùng lúc với thủy hải sản, bạn nên bỏ túi để tránh nhé.

Thực Phẩm Có Tính Hàn

Thủy hải sản vốn đã có tính hàn, nếu còn kết hợp với các thực phẩm khác có tính hàn tương tự như: dưa leo, rau muống, rau nhút, rau diếp cá, dưa hấu, nước dừa.. sẽ không tốt dễ gây ra triệu chứng khó tiêu, tạo cảm giác nặng nề và làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch.

thực phẩm có tính hàn

Thực Phẩm Giàu Vitamin C

  • Nhiều người có thói quen chưa tốt là thưởng thức trái cây sau bữa chính, nhưng quên rằng sau khi ăn thủy hải sản lại vô cùng nguy hại.
  • Các trái cây có nhiều loại vitamin như ổi, cam, dâu tây, nho, táo,… khi ăn cùng thủy hải sản lại tạo thành một hợp chất asen trioxide (thạch tín) có thể gây ngộ độc, một số người nếu bị dị ứng nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
lưu ý khi ăn thủy hải sản với thực phẩm giàu vitamin C

Uống Bia Và Nước Trà Sau Khi Ăn

  • Trong thủy sản có chứa nhiều đạm protein, khi kết hợp cùng bia sẽ tạo thành chất axit uric gây ra các bệnh gout và nhiều bạn khác.
  • Trong thủy hải sản, đặc biệt là những loài giáp xác như tôm, cua, ghẹ,… có hàm lượng canxi rất cao. Còn trong trà có chứa acid tannic kết hợp cùng với canxi, sẽ tạo thành một hỗn hợp canxi không hòa tan không tốt cho cơ thể.

4. Người Không Nên Ăn Thủy Hải Sản

Người Bị Dị Ứng Với Hải Sản

Nhiều người bị dị ứng với các loại thủy hải sản nếu ăn nhiều sẽ bị ngứa ngáy, mẩn đỏ. Thậm chí nặng hơn có thể gây buồn nôn, chóng mặt, suy hô hấp,… Nếu gặp phải trường hợp như vậy bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

dị ứng thủy hải sản

Người Bị Bệnh Gout, Viêm Khớp

Bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa từ chế độ ăn uống. Người bệnh gout là do bị thừa chất đạm và protein có trong thức ăn dẫn đến các triệu chứng viêm khớp. Tuy nhiên trong thủy hải sản hàm lượng chất này rất cao nên các bác sĩ cũng khuyến nghị người bệnh gout hạn chế ăn.

Phụ Nữ Mang Thai

Trong một số loại cá như cá kiếm, cá ngừ, cá chép, cá thu,…có hàm lượng thủy ngân khá cao. Nếu phụ nữ đang mang thai khoảng 3 tháng thì hạn chế ăn, vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bào thai.

phụ nữ mang thai

Trẻ Nhỏ

Các em nhỏ đang phát triển thường thì hệ tiêu hóa và sức đề kháng chưa tốt, nhưng một số thủy hải sản lại có thể chứa nhiều vi rút, vi khuẩn gây hại,… vì vậy các bậc phụ huynh nên cân nhắc cho các con trong việc chế biến các thứ ăn từ thủy hải sản.

Xem thêm Trẻ Mấy Tháng Ăn Được Hải sản

trẻ em

5. Bảo Quản Thủy Hải Sản Đúng Cách

  • Bảo quản tủ mát: Đối với những loại thủy hải sản bảo quản tủ mát để chuẩn bị chế biến, bạn nên bỏ vào hộp kín, hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc lại để tránh ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.
  • Những thực phẩm chưa cần dùng liền bạn nên để trong tủ đông để thời gian sử dụng được lâu hơn.

Xem thêm Sự Thật Cần Biết Về Hải Sản Đông Lạnh

Sài Thành Foods hy vọng với những chia sẻ thông tin trong bài viết trên, bạn sẽ biết cách sử dụng các thực phẩm từ thủy hải sản đúng cách hơn.

Cung Cấp Thủy Hải Sản Đông Lạnh

Sài Thành Foods – Siêu Thị Hải Sản Online

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *