Kinh doanh thủy hải sản online là một trong những lĩnh vực rất phát triển, nhiều cơ hội và thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên để bắt đầu với một mảng ngành hàng mới, thì đòi hỏi người kinh doanh phải nghiên cứu rất kỷ các chiến lược để giảm bớt những rủi ro, cũng như tạo đà cho việc kinh doanh thuận lợi hơn.
Sài Thành Foods chia sẻ một số thông tin hữu ích về việc mua bán thủy hải sản online để cách doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể trong việc kinh doanh của mình. Hãy cùng tham khảo thêm những thông tin bên dưới nhé.
1. Nghiên Cứu Thị Trường
Doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh một lĩnh vực nào đó không chỉ riêng là mảng hải sản, cần phải thực hiện kỹ lưỡng việc nghiên cứu thị trường. Việc này giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể nhất về khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu,… giúp hạn chế những rủi ro trong kinh doanh cũng như là có thể tập trung nguồn lực tốt nhất.
Nghiên Cứu Về Khách Hàng
Nghiên cứu về khách hàng là bước quan trọng nhất trong kinh doanh, việc này vô cùng cần thiết để hiểu được: Thói quen và hành vi mua thủy hải sản online của khách hàng như thế nào, khách hàng mong muốn và cần gì nhất khi đặt thủy hải sản online, đối tượng khách hàng trọng tâm của doanh nghiệp là ai, từ đó đưa ra kế hoạch phù hợp nhất.
Thói Quen Và Mong Muốn Mua Bán Hải Sản
- Nhu cầu mua thủy hải sản ngày càng nhiều, đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng hơn, vì vậy nên tập trung vào phân khúc đối tượng chính mà doanh nghiệp hướng đến.
- Khách hàng lẻ: Thường mua hàng với số lượng ít, quan tâm về nhiều về hình thức bên ngoài như tem nhãn đóng gói. Ngoài ra khách hàng cũng yêu cầu về nguồn gốc rõ ràng và chất lượng sản phẩm tốt.
- Khách hàng đại lý, nhà phân phối: Mua với số lượng lớn, quan tâm nhiều về giá, chưa yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm.
- Khách hàng nhà hàng, bếp ăn công nghiệp: Mua với số lượng lớn, yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, giá cả phải cạnh tranh.
Xác Định Khách Hàng Mục Tiêu
Doanh nghiệp cần xác định được đối khách hàng mục tiêu của mình là khách hàng lẻ, hay nhà phân phối sỉ,… Để được ra được định hướng bán hàng phù hợp.
Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khách Hàng
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khách hàng, bên dưới là một số hình thức phổ biến như:
- Khảo sát qua điện thoại.
- Khảo sát bằng hình thức trực tiếp.
- Khảo sát qua các hình trực tuyến như: email, thông tin quảng cáo.
Nghiên Cứu Về Đối Thủ
- Nghiên cứu đối thủ cũng là một bước rất quan trọng để nhìn nhận lại tiềm lực hiện có, thị phần của đối thủ, từ đó lựa chọn được phương pháp kinh doanh hiệu quả nhất.
- Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu về sản phẩm, dịch vụ khách hàng mà đối thủ đang kinh doanh.
- Biết được nội lực hiện tại về nguồn vốn, khách hàng mục tiêu đang hướng đến và những chiến lược marketing đang thực hiện.
- Đồng thời để biết được thị trường mà đối thủ đang phân phối chính là thị trường nào, để có chiến lược kinh doanh đúng đắn.
2. Chọn Mặt Hàng Hải Sản Chủ Lực
- Khi bắt đầu kinh doanh một ngành hàng nào thì cũng nên chọn một số mặt hàng chủ lực đẩy mạnh.
- Trên thị trường hiện nay các mặt hàng thủy hải sản rất phong phú và đa dạng như: Tôm, cua, cá, mực, nghêu, ghẹ,…
- Doanh nghiệp nên tập trung để tăng sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm kinh doanh. Ví dụ: Như mặt hàng là “tôm”, thì khi khách hàng có nhu cầu mua tôm sẽ nhớ đến doanh nghiệp bạn.
- Doanh nghiệp không nên kinh doanh phủ rộng hết toàn bộ mặt hàng vì nguồn vốn sẽ rất lớn, chỉ nên tập trung một số mặt hàng chủ lực rồi phát triển và mở rộng dần dần.
3. Tìm Nhà Cung Cấp Và Nguồn Hàng
Tìm Hiểu Về Nguồn Hàng
- Đối với các mặt hàng thực phẩm thì khi mua hàng, vấn đề quan trọng nhất mà khách hàng quan tâm hàng đầu là chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp.
- Hiện nay trên thị trường có nhiều nguồn cung thủy hải sản, nên việc tìm kiếm mua nguồn thủy hải sản sạch, đạt tiêu chuẩn về chất lượng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn.
- Lựa chọn nguồn hàng có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và có đầy đủ các giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm.
- Muốn kinh doanh ngành hàng này lâu dài và bền vững, các doanh nghiệp nên chú trọng về vấn đề nguồn hàng, đặt mục tiêu phát triển song song giữa lợi nhuận kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ khách hàng.
Tìm Hiểu Về Nhà Cung Cấp
- Nên lựa chọn những doanh nghiệp cung cấp thủy hải sản, có những chính sách hỗ trợ rõ ràng tốt nhất cho đại lý, nhà phân phối,…
- Nhà cung cấp đó phải đảm bảo liên tục về khâu nguồn hàng, các mặt hàng phong phú đa dạng.
- Có thể ưu tiên những doanh nghiệp ở khu vực gần để thuận tiện hơn trong việc vận chuyển, chi phí vận chuyển cũng tối ưu.
- Sài Thành Foods tự hào nhà phân phối hải sản đông lạnh uy tín với 153 mặt hàng thủy sản ở TP.HCM và toàn quốc, hiện tại chúng tôi cũng đang mở rộng quy mô thị trường, nếu bạn muốn thành đại lý sỉ, nhà cung hải sản thì có thể liên hệ chúng tôi qua số điện thoại: 0944.868.800
- Bạn có thể tham khảo thêm chính sách đại lý hải sản qua link website: https://saithanhfoods.vn/chinh-sach-danh-cho-dai-ly-hai-san/
4. Tìm Hiểu Về Chi Phí
Để bắt đầu kinh doanh các doanh nghiệp phải chuẩn bị một nguồn vốn ổn định, cũng như lập ra được kế hoạch dự tính về những chi phí cố định, chi phí phát sinh khi vận hành kinh doanh. Đó là một bài toán khá đau đầu khi các doanh nghiệp vận hành kinh doanh.
Chi Phí Nguồn Hàng
Các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một nguồn vốn cố định để đầu tư thu mua cũng như phát triển nguồn hàng hóa ổn định.
Chi Phí Thuê Mặt Bằng
- Mặc dù kinh doanh online, nhưng các doanh nghiệp nên thuê mặt bằng kinh doanh để mở một cửa hàng hải sản đông lạnh.
- Khi khách hàng có nhu cầu mua trực tiếp, họ vẫn có thể đến cửa hàng để lựa chọn thủy sản theo nhu cầu.
- Việc lựa chọn mặt bằng để thuê nên xem xét các yếu tố về vị trí có thuận tiện hay không, địa điểm đó có thu hút người mua không,… và vấn đề chi phí thuê như thế nào là phù hợp.
Chi Phí Vận Chuyển
- Một số doanh nghiệp lớn có thể sắp xếp nhân sự riêng thành một bộ phận vận chuyển, việc này thì sẽ linh động và tiết kiệm chi phí hơn.
- Hoặc các doanh nghiệp có thể liên kết thuê ngoài với các đơn vị vận chuyển như ahamove, viettel, giao hàng nhanh,… vận chuyển hàng hóa đến khách hàng.
Chi Phí Marketing
- Chi phí để đầu tư quảng bá sản phẩm, thương hiệu cũng chiếm phần lớn trong kinh doanh. Vì vậy còn phải nhận định được thời gian nào thì nên đầu tư vào những chiến lược marketing nào để hợp lí nhất.
- Hiện tại để đầu tư quảng bá online thì chi phí đầu tư cũng tương đối nhiều, trung bình 3-5tr/ngày .tùy vào nguồn lực mỗi doanh nghiệp.
5. Kinh Doanh Hải Sản Đông Lạnh
Ưu Điểm Kinh Doanh Hải Sản Đông Lạnh
- Kinh doanh hải sản đông lạnh online có nhiều lợi thế hơn so với kinh doanh hàng tươi sống.
- Chi phí nguồn hàng sẽ thấp hơn vì hàng thủy sản tươi sống nhiều nhà cung, nên giá cả sẽ cạnh tranh hơn
- Hàng đông lạnh thì sẽ ít hư, thời gian bảo quản được lâu vì vậy cũng linh hoạt được thời gian bán hàng.
Nhược Điểm Kinh Doanh Hải Sản Đông Lạnh Online
- Tâm lý người tiêu dùng: Hiện tại người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng hàng tươi sống nhiều hơn hàng đông lạnh, vì nhiều người còn e ngại về hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm đông lạnh.
- Đòi hỏi khắt khe quy trình bảo quản: Các sản phẩm thủy hải sản đông lạnh thành phẩm đưa đến tay người tiêu dùng, thì đòi hỏi một quy trình bảo quản rất khắt khe.
- Chi phí đầu tư máy móc lớn: Để cấp đông sản phẩm giữ được chất lượng tốt nhất, thì cần đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại mới đáp ứng được.
- Tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chí về sinh an toàn thực phẩm: Thủy hải sản là hàng tiêu dùng thực phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, vì vậy cục an toàn thực phẩm kiểm tra khá gay gắt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Các Hình Thức Kinh Doanh Hải Sản Online
Hiện tại có rất nhiều hình thức bán hải sản đông lạnh online, tuy nhiên để việc bán thủy hải sản online hiệu quả, các doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại.
Kinh Doanh Qua Sàn Thương Mại Điện Tử
- Hình thức kinh doanh kết hợp với các sàn thương mại điện tử đang phổ biến được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
- Một số sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay như lazada, tiki, shopee,…đang là những sàn uy tín nhất tại Việt Nam.
- Để kết hợp kinh doanh trên những sàn này thì cũng khá dễ dàng, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các chính sách liên quan trước khi quyết định hợp tác.
Kinh Doanh Qua Kênh Website
- Website không chỉ là nơi quảng bá thương hiệu mà còn là một kênh bán hàng hiệu quả.
- Khi khách hàng sản phẩm thì họ cũng tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp quan nội dung trên trang website.
- Vì vậy việc đầu tư nội dung lẫn hình ảnh để nhiều khách hàng biết đến doanh nghiệp, cũng như có doanh thu từ những đơn đặt hàng từ nguồn website.
Kinh Doanh Qua Kênh Facebook
Tỉ trọng người dùng facebook ngày càng lớn, facebook hiện tại cũng là một trong những kênh tiềm năng để bán hàng. Bạn có thể tạo một trang fanpage cho doanh nghiệp đầu tư nội dung, hình ảnh và chạy những hình thức quảng cáo để thu hút khách hàng
Sài Thành Foods hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích khi bắt đầu kinh doanh ngành thủy hải sản.
Cung Cấp Thủy Hải Sản Đông Lạnh
Sài Thành Foods – Siêu Thị Hải Sản Online
- Website: https://saithanhfoods.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/SaiThanhFood
- Hotline Miền Nam: 0944.868.800
- Hotline Phản Ánh Dịch Vụ: 0944.964.422
- Sản xuất và đóng gói tại: Lô III-22 đường 19/5A KCN Tân Bình, P. Tây Thạnh, Q. Tân phú, TP.HCM.