Cá trắm cỏ là loài cá được nuôi ngày càng nhiều và phổ biến ở nước ta, đặc biệt là vùng đồng bằng phía Bắc. Loài cá này có giá trị kinh tế cao mà lại dễ nuôi, có năng suất. Sài Thành Foods sẽ giúp bạn tìm hiểu về cá trắm cỏ là gì và kỹ thuật nuôi trồng cá trắm cỏ như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Cá Trắm Cỏ Là Cá Gì?

  • Cá trắm cỏ là loài cá nước ngọt sống ở sông ngòi, ao hồ,…, thuộc họ cá chép, chi Ctenopharyngodon. Cá trắm cỏ có thân hình trụ, thon dài và hẹp dần về phần đuôi.
  • Thông thường loài cá này sẽ có màu vàng, phần lưng sẽ sẫm màu hơn, tuy nhiên cũng có một số con sẽ có màu trắng, bao quanh chúng là một lớp vảy cứng.
  • Kích thước tối đa của cá trưởng thành sẽ có trọng lượng khoảng 30- 45kg, dài khoảng 1m – 1m5, tuổi đời của cá trắm cỏ kéo dài đến 21 năm.
Cá Trắm Cỏ Là Cá Gì? Kỹ Thuật Nuôi Trồng Cá Trắm Cỏ

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Trắm Cỏ

Cá là món ăn quen thuộc, được ưa chuộng trong nhiều gia đình Việt. Trong đó có cá trắm cỏ là loài cá chứa nhiều chất dinh dưỡng, là loại thức ăn ngon, bổ dưỡng.

Trong 100 gram cá trắm cỏ có chứa:

  • 19.5 gam đạm hay còn gọi là Protein: Protein tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của các tế bào trong cơ thể, cung cấp 10 -15% năng lượng cho cơ thể chúng ta hoạt động. Tham gia vào quá trình phát triển của cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.
  • 5.2 gam chất béo hay còn gọi là Lipit: Năng lượng là một phần không thể thiếu trong cơ thể chúng ta để đảm bảo cho một ngày dài hoạt động hiệu quả và tốt nhất. Vai trò quan trọng nhất của chất béo là cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể; là dung môi hỗ trợ hấp thu vitamin A, E, D,…làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường thị giác, tăng khả năng trẻ hóa,…
  • Canxi: Như chúng ta đã biết, canxi là thành phần quan trọng, không thể thiếu giúp xương chúng ta chắc khỏe. Khi gặp vấn đề về xương khớp, vận động khó khăn, gãy nứt xương khớp bạn cần bổ sung canxi để cải thiện vấn đề này. Ngoài ra, canxi còn giúp cho tim của chúng ta hoạt động co bóp tốt, cơ thể không bị mệt mỏi.
  • Photpho: Giống như canxi, photpho giúp cho răng và xương chúng ta chắc khỏe, giúp loại bỏ các chất cặn bã ở thận ra bên ngoài, điều hòa nhịp tim, sửa chữa các mô và tế bào bị tổn thương.
  • Sắt là thành phần không thể thiếu để bổ sung máu cho cơ thể chúng ta, khắc phục tình trạng thiếu máu; giúp da, tóc khỏe mạnh, tăng cường khả năng phát triển của trí não.
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Trắm Cỏ

Thức Ăn Dành Cho Cá Trắm Cỏ

  • Cá trắm trắm cỏ là loài động vật dễ nuôi, thức ăn của chúng rất đơn giản, dễ tìm, thức ăn của chúng khá là đa dạng, là những loại thức ăn sống trong tự nhiên hoặc những loại thực vật dễ trồng.
  • Thức ăn của chúng là rêu, bèo, sinh vật phù du. Ngoài ra, cá trắm cỏ cũng ăn cỏ nên người nuôi trồng có thể trồng thêm cỏ trong nước để cá có thể được nguồn thức ăn một cách chủ động.
  • Để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho cá, chúng ta cũng có thể sử dụng các loại nông sản như bắp ngô xay thành cám, cỏ băm nhỏ để rải cho cá ăn. Tuy nhiên, với loại thức ăn này cần phải vệ sinh hồ, vớt sạch các loại thức ăn thừa để tránh tình trạng ô nhiễm nước trong hồ gây mầm bệnh cho cá. Và tùy vào kích cỡ của cá mà bạn cần xay nhuyễn thức ăn cho phù hợp với kích thước miệng của chúng.
  • Ngoài ra, trước khi thả cá, chúng ta cũng có thể dùng phân chuồng đã mục nát để bón vào ao làm thức ăn cho cá.
Thức ăn của cá trắm cỏ

Kỹ Thuật Nuôi Trồng Cá Trắm Cỏ

1. Chuẩn Bị Ao Nuôi Cá – Kỹ Thuật Nuôi Trồng Cá Trắm Cỏ

  • Về diện tích ao hồ: Cá trắm cỏ là loại cá ưa thoáng đãng, diện tích ao khoảng từ 400m2 đến 1000m2 là thích hợp nhất để cá phát triển.
  • Về mực nước: Khoảng từ 1m – 1,2m. Cá trắm có chủ yếu sẽ sống ở tầng giữa và tầng dưới nước, do đó nước không được quá nông hoặc quá sâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.
  • Khi đào ao, bạn cần lưu ý rằng chỉ để lại một lớp bùn dày từ 15-20cm, sau đó cần rải vôi để khử trùng, làm sạch ao, tiêu diệt các mầm bệnh gây bệnh cho cá.
  • Nước sử dụng để nuôi cá tuyệt đối phải là nước sạch, nước cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, năng suất của cá, đồng thời cá trắm cỏ cũng là loài cá ưa nước sạch. Nước càng sạch, ao hồ càng thoáng đãng thì chúng sẽ mau lớn hơn và cho năng suất cao hơn.
  • Định kì sau mỗi lần thu hoạch, bà con cần vệ sinh hồ, tát nước cũ thay bằng nước sạch, dọn bùn đọng và rải vôi để khử trùng một lần nước để đảm bảo rằng tất cả mầm bệnh đã được tiêu diệt.
Chuẩn bị ao nuôi cá trắm cỏ

2. Thả Cá Vào Ao – Kỹ Thuật Nuôi Trồng Cá Trắm Cỏ

  • Vì là cá giống nên mọi người khi mua cá cần lựa chọn những giống cá khỏe mạnh, không còi cọc, không có biểu hiện của mầm bệnh.
  • Cá mua về không được thả trực tiếp vào ao nuôi vì lúc này nhiệt độ, môi trường trong ao khác với nhiệt độ, môi trường trước đó của cá. Nên bạn cần để cho chúng làm quen với môi trường nước mới bằng cách để cá nằm trong dụng cụ vận chuyển vào ao, sau 10 – 15 phút thì mở ra cho chúng tự bơi ra ngoài.
  • Về thời gian thả cá: Để đạt hiệu quả tốt nhất và tỷ lệ sống sót sau khi thả cao, bạn nên bắt đầu mùa vụ nuôi cá vào tháng 02, tháng 03 hoặc sau khi nước lũ rút khoảng tháng 08 hoặc tháng 09. Và bạn nên thả cá vào buổi sáng hoặc buổi chiều, lúc này nhiệt độ nước không quá cao sẽ tốt hơn cho cá.
  • Mật độ cá trong ao: Không nên thả quá nhiều cá vào ao để tiết kiệm diện tích như thế sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất cũng như sự phát triển của cá. Mật độ tốt nhất là 25-30 con/m3 nước.
Nuôi cá trắm cỏ

3. Một Số Bệnh Thường Hay Mắc Phải Ở Cá Trắm Cỏ

Bệnh Xuất Huyết

  • Khi cá trắm có bị bệnh xuất huyết thường thì không có biểu hiện gì trên cơ thể nếu nhìn bằng mắt thường và trong môi trường có ánh sáng tự nhiên. Khi mắc bệnh chúng sẽ có biểu hiện như biếng ăn, bỏ ăn, không còn nhanh nhẹn, linh hoạt, bơi chậm chạp,…
  • Để thấy được biểu hiện bệnh này trên cơ thể cá bạn cần dùng đèn pin và đưa vào bóng tối soi lên da hoặc bóc lớp vảy trên da chúng sẽ thấy thân cá ửng đỏ do bệnh xuất huyết.
  • Đây là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm đối với cá trắm cỏ và hiện nay chưa có thuốc đặc trị do đó người nuôi trồng cần lưu ý phòng bệnh, vệ sinh hồ, loại bỏ cá tạp để không bị lây nhiễm mầm bệnh.
  • Phòng bệnh hơn chữa bệnh là tốt, tuy nhiên khi cá mắc bệnh chúng ta cũng cần có giải pháp khắc phục. Khi cá mắc bệnh xuất huyết, tùy thuộc vào kích cỡ của cá, nếu cá đạt được trọng lượng có thể bán được tầm 1.5 đến 3.5kg thì chúng ta nên xuất bán và nếu cá còn nhỏ thì chúng ta nên tiêu hủy và làm sạch ao hồ để loại bỏ mầm bệnh tái phát.
Bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ

Bệnh Đóm Đỏ

  • Đây cũng là một loại bệnh khá nguy hiểm và lây lan nhanh ở cá trắm cỏ.
  • Tương tự như bệnh xuất huyết, thời gian đầu cá có biểu hiện bỏ ăn, lờ đờ và nổi trên mặt nước. Không những thế, trên thân cá còn xuất hiện các vết đỏ, vẩy cá cũng bắt đầu rụng dần.
  • Sau một thời gian, vi khuẩn gây bệnh này sẽ ăn sâu vào cơ thể cá, làm xuất hiện tình trạng chảy máu, vây cá mòn dần, làm cho cơ thể chúng có mùi hôi thối, bụng trương phình, mắt cá đục dần.
  • Khi một con cá bị bệnh sẽ dẫn đến tình trạng lây nhiễm cho cả đàn với tốc độ nhanh chóng và không có biện pháp chữa trị.
  • Việc phòng bệnh đóm đỏ cho cá trắm cỏ là sự ưu tiên hàng đầu để tránh tổn thất lớn cho người nuôi trồng.
  • Hiện nay, Viện Nghiên cứu Môi trường đã công bố thuốc K4-04-12 dùng để cho cá ăn để phòng bệnh đóm đỏ ở cá. Đối với các trường hợp đã bị nhiễm bệnh nhưng để cứu vãn tình hình thì bạn có thể sử dụng loại thuốc này cho những con cá còn có khả năng ăn được, chưa bỏ ăn để cải thiện.
Bệnh đóm đỏ ở cá trắm cỏ

Bệnh Trùng Mỏ Neo

  • Đây là loại bệnh do trùng mỏ neo ký sinh ở cá trắm cỏ.
  • Khi trùng mỏ neo ký sinh vào cơ thể cá sẽ làm cho khả năng miễn dịch của cá giảm, sức đề kháng giảm, dẫn đến tình trạng vi khuẩn nhiễm bệnh, gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cá.
  • Khi mắc bệnh trùng mỏ neo cá sẽ có biểu hiện tương tự bệnh xuất huyết và bệnh đóm đỏ là có nốt đỏ, chảy máu, viêm loét dưới lớp vảy cá, bơi chậm, không linh hoạt. Tuy nhiên, biểu hiện riêng biệt và nổi bật ở bệnh này đó là cá sẽ gầy hơn và đầu cá sẽ phình to hơn.
  • Biện pháp để khắc phục để xử lý bệnh này đó là dùng lá xoan tươi đập dập, sau đó cho vào ao cá nhiễm bệnh trùng mỏ neo. Khi cho lá xoan tươi xuống ao, một vài ngày sau lá sẽ phân hủy làm giảm lượng Oxi có trong nước, cá bị thiếu Oxi nên chúng sẽ nổi đầu. Khi bỏ lá xoan xuống ao chúng sẽ giúp cho trùng bánh xe hạn chế phát triển, dần dần sẽ loại bỏ được bệnh trùng mỏ neo.
  • Trên đây là một số kỹ thuật về nuôi trồng cá trắm cỏ mà Sài Thành Foods muốn chia sẻ đến với bạn đọc, hi vọng sẽ giúp ích và mang lại hiệu quả đối với người nuôi trồng.
Bệnh trùng mỏ neo ở cá trắm cỏ

Với một số thông tin, kỹ thuật nuôi cá trắm cỏSài Thành Foods chia sẻ sẽ giúp cho bạn có được những kiến thức về cá trắm cỏ. Giúp cho hoạt động nuôi trồng của bạn và gia đình ngày một phát triển hơn và mang lại một nguồn thu nhập ổn định hơn.

Liên hệ hải sản giá sỉ lẻ

Siêu Thị Hải Sản Online Sài Thành Foods.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *