Kinh doanh hải sản đông lạnh hiện nay có thể xem là một ngành nghề phổ biến. Việc bắt đầu kinh doanh mặt hàng này cũng khá đơn giản, nhưng làm sao để mang lại lợi nhuận và duy trì phát triển cửa hàng, doanh nghiệp mới là câu hỏi khiến nhiều người phải đau đầu.
Vậy nên hôm nay Sài Thành Foods sẽ chia sẽ cho bạn một số kinh nghiệm cũng như kế hoạch giúp việc kinh doanh hải sản đông lạnh mang lại lợi nhuận cao nhé.
Tại Sao Nên Kinh Doanh Hải Sản Đông Lạnh?
- Hiện tại các loại hải sản như tôm, mực, cá…đang rất được ưa chuộng trên thị trường tiêu dùng, không chỉ vì chúng ăn ngon, mà còn mang lại rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Thế nhưng nếu chúng ta chọn kinh doanh hải sản tươi sống, thì lại gặp một vấn đề bất cập đó là liệu rằng bạn có ước tính được số lượng hàng tiêu thụ mỗi ngày hay không?
- Đây chính là rủi ro lớn nhất khi lựa chọn kinh doanh hải sản tươi. Nếu lượng mua trong thời điểm ban đầu ít, hàng tồn nhiều thì việc giữ cho hải sản luôn tươi sống sẽ phát sinh thêm các loại chi phí như thức ăn để đảm bảo hải sản giữ được trọng lượng tốt, hoặc nếu hải sản chết sẽ phải bán giá rẻ để bù lại.
- Ngược lại, với hải sản đông lạnh chúng ta sẽ không cần quá lo lắng về vấn đề bảo quản. Bởi vì thông thường, hải sản tươi sau khi được đánh bắt sẽ đem đi cấp đông bằng công nghệ khép kín, do đó hải sản sẽ vẫn giữ được độ tươi ngon vốn có sau khi rã đông.
Kinh Nghiệm Kinh Doanh Hải Sản Đông Lạnh
Nghiên Cứu Thị Trường
Xác Định Mặt Hàng Trọng Tâm
- Dù là kinh doanh gì thì việc quan trọng nhất vẫn là phải xác định rõ mặt hàng trọng tâm mà bạn muốn kinh doanh. Như việc kinh doanh hải sản đông lạnh, bạn sẽ cần đẩy mạnh việc quảng cáo cho chúng ví dụ như in trên biển hiệu: “CỬA HÀNG HẢI SẢN: CHUYÊN TÔM, MỰC, CÁ…”
- Điều này khá quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng, bởi vì thông thường, khách hàng chỉ chú ý hoặc tìm đến những đơn vị kinh doanh mặt hàng được thể hiện
- Ngoài mặt hàng trọng tâm thì bạn cũng có thể nghiên cứu và bán kèm các sản phẩm liên quan khác để làm đa dạng hơn mặt hàng kinh doanh.
- Hiện nay, các bạn có thể tham khảo một số mặt hàng phổ biến có thể bán kèm khi kinh doanh hải sản đông lạnh như: Chả cá, mực ống, mực lá, cá các loại…
Tìm Nguồn Khách Hàng Tiềm Năng
Để làm được việc này, bạn phải biết cách khảo sát cũng như xác định được nguồn khách hàng của mình. Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có những mặt hàng phù hợp để đáp ứng. Sau đây là một số đối tượng khách hàng chính bạn nên tham khảo nếu muốn kinh doanh hải sản đông lạnh:
- Khách gia đình, khách mua lẻ, quán ăn bình dân Thường là các mặt hàng bình dân như cá lóc, cá rô, cá thu, nhộng, chả cá, khô mực, mực ghim…
- Khách quán nhậu, quán ăn gia đình thường chuộng các mặt hàng như chả cá, cá bò da, cá thát lát, cá chim đen, cá lóc, cá mú…
- Khách quá ăn lớn, nhà hàng có các mặt hàng phù hợp như cá bò da, mực trứng, mực ống, mực lá, mực ghim, mực nang, cá cờ, cá bớp, cá đuối, cá thu…
- Đối với các khách suất ăn công nghiệp cũng có thể đưa vào danh mực các loại cá bình dân để nấu cho công nhân viên ăn như cá lóc, cá rô, cá nục, cá thu, cá ngừ…
Tìm Nhà Cung Cấp Uy Tín, Giá Thành Hợp Lý
- Mặc dù hải sản đông lạnh có thể dễ dàng bảo quản trong thời gian lâu, nhưng cũng không có nghĩa là nguồn hải sản nào cũng đảm bảo chất lượng. Thế nên, để có thể thu lại lợi nhuận thì bạn phải ưu tiên lựa chọn nguồn hàng có chất lượng và giá cả phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn.
- Để kinh doanh hải sản đông lạnh, hãy cân nhắc chọn những cơ sở có chứng từ đầy đủ về nguồn gốc, xuất xứ, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, kho hàng sạch sẽ, kho lạnh để bảo quản hàng phải đạt tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Ngoài ra cũng nên xem xét việc nhà cung cấp không được quá xa với địa điểm kinh doanh của bạn, phải đảm bảo hàng được vận chuyển nhanh và thuận tiện nhất có thể.
- Đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhỏ, vừa thì có thể tham khảo những nhà cung cấp hỗ trợ các trang thiết bị và vật tư, trang thiết bị như tủ đông, băng rôn, tờ rơi… Cách này có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh trong thời gian kinh doanh.
Xem Thêm: Cung Cấp Hải Sản Đông Lạnh Giá Sỉ Giá Bán Buôn TPHCM & Toàn Quốc
Chi Phí Để Kinh Doanh Hải Sản Đông Lạnh
- Đây chắc hẳn chính là nỗi buâng khuân của nhiều người khi mới bắt đầu có kế hoạch kinh doanh hải sản đông lạnh.
- Ngoài chi phí vốn khi nhập hàng, khi kinh doanh hải sản đông lạnh bạn sẽ phải dự toán một số chi phí như: chi phí cố định (thuê mặt bằng, nhân công, trang thiết bị,…), chi phí phát sinh (tiền nhập thêm hàng, xăng xe, giao hàng, khuyến mại,…) và vốn dự phòng.
Chi Phí Cố Định
Thuê Mặt Bằng
- Đầu tiên bạn phải xác định được mô hình và quy mô kinh doanh của bạn, nếu như là kinh doanh trực tiếp kết hợp online thì nên lựa chọn khu vực đông đúc, khu dân cư, hay chợ… đây là những nơi nhiều người qua lại, dễ dàng thu hút và có được nguồn khách hàng lớn.
- Ngược lại, nếu bạn chỉ muốn kinh doanh hải sản online thì sẽ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng này. Tuy nhiên, để tiếp cận được nguồn khách hàng online, để kinh doanh thủy hải sản online bạn phải đầu tư vào việc xây dựng và phát triển website bán hàng, cũng như các chương trình quảng cáo liên quan khác.
- Đối với chi phí mặt bằng, bạn nên dự trù trong mức 4 triệu – 7 triệu/tháng tùy vào quy mô kinh doanh mà bạn đang hướng tới.
Trang Thiết Bị Và Vật Tư
Để có thể bắt đầu kinh doanh hải sản đông lạnh, bạn phải xem xét đến chi phí để đầu tư một số trang thiết bị và vật tư cần thiết cho việc bảo quản và bán hàng. Trong đó bao gồm những trang thiết bị, vật tư sau đây:
Tủ Đông
- Để đảm bảo hàng được bảo quản tốt và lâu dài thì việc đầu tư tủ đông chất lượng là điều rất cần thiết.
- Tùy vào quy mô kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn tủ đông phù hợp. Hiện nay trên thị trường, giá tủ đông nằm trong khoảng 1 triệu – 40 triệu tùy vào dung tích và thương hiệu.
Biển Hiệu, Tem Nhãn, Băng Rôn, Card
- Để có thể tiếp cận khách hàng tốt hơn, việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cũng đóng vai trò rất quan trọng.
- Hiện nay trên thị trường, chi phí thiết kế và in ấn cho các vật tư này dao động khoảng 1 triệu – 5 triệu đồng, giá cả sẽ tùy vào nhu cầu và số lượng mà bạn muốn.
- Hoặc để tiết kiệm chi phí, bạn có thể lựa chọn những cơ sở in ấn tập trung thành giá tính theo số lượng lớn. Ví dụ in hộp card 500 cái sẽ chỉ tốn khoảng 100 ngàn.
Thùng Hàng, Bao Bì
- Tùy theo quy mô và hình thức kinh doanh mà chi phí này sẽ cao hoặc thấp. Tuy nhiên bạn nên chọn mua vật tư này từ những cơ sở chuyên bán sỉ, như vậy sẽ tiết kiệm tối đa được chi phí lâu dài.
Điện, Nước
- Có thể dự trù mức chi phí nằm trong khoảng 500 ngàn – 1 triệu đồng/1 tháng đối với quy mô kinh doanh nhỏ, vừa.
- Còn những doanh nghiệp kinh doanh quy mô lớn thì mức tiêu thụ điện, nước có thể cao hơn mức trên.
Nhân Công
- Chi phí này sẽ phát sinh nếu bạn kinh doanh với quy mô vừa, lớn. Việc đầu tư nhân công để giúp bạn dễ kiểm soát số lượng hàng tồn, và phát hiện hàng bị hỏng dễ dàng hơn.
- Thông thường, lương của một nhân viên bán hàng sẽ dao động từ 4 triệu – 6 triệu/1 tháng.
- Tùy vào mô hình và quy mô kinh doanh thì bạn có thể xem xét có nên thuê nhân viên hoặc thuê bao nhiêu người là hợp lý.
Internet
- Tùy vào nhu cầu về tốc độ truyền tải mà giá để lắp đặt và duy trì wifi hằng tháng sẽ khác nhau.
- Nhưng để có thể nhanh chóng tiếp cận và phản hồi khách hàng, bạn nên chọn những gói có giá trong khoảng 250 ngàn – 300 ngàn/1 tháng.
Chi Phí Phát Sinh
Tiền Lấy Hàng
- Trong tháng đầu tiên, bạn nên nhập hàng với số lượng vừa phải và đa dạng mặt hàng bán kèm với mặt hàng trọng tâm.
- Tùy vào quy mô kinh doanh thì mức chi phí này sẽ tăng giảm phù hợp nhưng thông thường sẽ dao động từ 20 triệu đến 80 triệu.
Xăng Xe/Giao Hàng
- Mức chi phí này sẽ phụ thuộc vào số lượng đơn hàng mà bạn nhận được mỗi tháng cũng như khoảng cách giữa địa điểm kinh doanh đến khách hàng.
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tham khảo việc tạo ra một bảng báo giá phí giao hàng dựa trên giá trị đơn hàng, khoảng cách và khu vực.
- Ví dụ như đơn trên 500 ngàn và khoảng cách dưới 2km thì được miễn phí ship.
Chạy Quảng Cáo/Tiếp Thị
- Việc có thể thu hút được khách hàng nhiều hay ít thì việc đầu tư cho quảng cáo hay tiếp thị cũng đóng vai trò khá quan trọng.
- Tùy theo nhu cầu về số lượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận, mà bạn có thể lên kế hoạch chạy các trương trình khuyến mãi hay quảng cáo trên kênh online (Facebook, Youtube, Google..) hoặc offline (tờ rơi, băng rôn, banner…).
- Thông thường mức chi phí cho các hoạt động này là 2 triệu – 5 triệu/tháng.
Vốn Dự Phòng
- Không phải lúc nào việc kinh doanh của bạn cũng sẽ thuận buồm xuôi gió, có thể thử xét trường hợp khách muốn đặt 50kg tôm thẻ nhưng hiện tại bạn đang hết hàng và nhà cung cấp cho bạn cũng vậy.
- Lúc này, để đảm bảo việc giữ được khách thì bạn phải chấp nhận lấy hàng với mức giá cao hơn từ cơ sở khác. Đây chính là lúc vốn dự phòng của bạn phát huy tác dụng.
- Ngoài ra cũng nên dự toán việc những lúc mức lợi nhuận thu về thấp hơn chi phí lấy hàng, như vậy bạn cần phải có vốn để xoay vòng và duy trì việc kinh doanh của mình.
- Ví dụ: bạn bỏ ra 500 triệu để mở cửa hàng kinh doanh nhưng doanh thu mỗi tháng chỉ thu về khoảng 100 triệu, trong khi chi phí là 50 triệu. Mặc dù trên tinh thần bạn vẫn thu về lợi nhuận là 50 triệu nhưng thực tế con số này khá chênh lệch với mức vốn và mức chi phí bạn cần để duy trì cửa hành của bạn.
Tạo Sự Cạnh Tranh Về Giá Cả
- Đây là một nhân tố đóng vai trò rất quan trọng bởi chi phí sản phẩm mà bạn bán ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm bán được.
- Nếu bạn báo giá quá thấp, khách hàng sẽ nghĩ chất lượng sản phẩm bên bạn kém. Và ngược lại, nếu giá quá cao thì khách hàng có thể sẽ chọn nơi có giá bán thấp hơn. Vì thế hãy nghiên cứu kĩ về thị trường để có thể đưa ra mức giá phù hợp nhất cho khách hàng tiềm năng của bạn.
- Ngoài ra, việc áp dụng giảm giá cho các mặt hàng tồn cũng nên được xem xét kĩ, có thể tham khảo chiến lược thay vì giảm giá trực tiếp và làm ảnh hưởng đến mức độ tin tưởng của khách hàng, bạn nên tặng kèm hàng tồn với các mặt hàng đang bán chạy khác.
- Ví dụ: mua 5kg tôm sú sẽ được tặng kèm ghẹ sữa khay 500g, hóa đơn trên 500 ngàn tặng kèm một hộp khô cá cơm, mua 5 khay tặng 1 khay…
Dự Toán Tỷ Suất Lợi Nhuận
Một điều kiện không kém phần quan trọng để giúp doanh nghiệp bạn thu lại lợi nhuận cao đó là dự toán mức tỷ suất lợi nhuận. Chúng ta có thể tính tỷ suất lợi nhuận bằng công thức cơ bản bên dưới
Tỷ Suất Lợi Nhuận = Lợi Nhuận Sau Thuế / Doanh Thu
Vì thế nếu muốn có lợi nhuận cao thì bạn phải ưu tiên tối giảm phần chi phí xuống mức thấp nhất và kéo phần doanh thu lên càng cao càng tốt.
Có thể làm một bài toán tỷ suất lợi nhuận cơ bản như sau:
- Doanh Thu: 100 triệu
- Chi Phí: 85 triệu
- Lợi Nhuận = 100 triệu – 85 triệu = 15 triệu
- Lợi Nhuận Sau Thuế (Giả sử 10%) = 15 triệu – 10% = 13,5 triệu
Vậy nên để thu được mức lợi nhuận như trên, bạn phải có mức tỷ suất lợi nhuận là khoảng 14%.
Trên thực tế mức tỷ suất lợi nhuận sẽ được tính toán phức tạp hơn tùy vào ngành nghề kinh doanh khác nhau. Hãy tự đặt ra một mức tỷ suất lợi nhuận cho mình và cố gắng để theo đuổi mức tỷ suất đó. Nếu làm được bạn đã thành công rồi.
Làm Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh
- Ngoài những lưu ý về nghiên cứu thị trường, chi phí kinh doanh…thì việc chuẩn bị các giấy tờ để đăng ký kinh doanh cũng rất quan trọng. Bởi vì với những cơ sở có chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ dễ dàng tạo niềm tin cho khách hàng.
- Đầu tiên bạn sẽ phải làm đơn đề nghị và đem nộp cho phường/huyện – nơi mà bạn sẽ đặt cơ sở kinh doanh.
- Thông thường, thời gian để đơn đề nghị được thông qua và cấp giấy chứng nhận kinh doanh là 3 ngày làm việc, sau thời gian trên nếu các cơ quan xét duyệt thấy bạn không đủ yêu cầu sẽ trả hồ sơ lại và bạn phải chỉnh sửa lại hồ sơ sao cho hợp lý.
- Sau khi đã đăng ký kinh doanh thành công, bạn phải cầm giấy này đi đến các cơ quan có thẩm quyền để xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tổng Kết
Phía trên là những chia sẽ, kinh nghiệm kinh doanh hải sản đông lạnh mang lại lợi nhuận cao cho người mới bắt đầu. Tóm lại, muốn kinh doanh mặt hàng này thành công thì bạn cần phải lưu ý những điều sau:
- Xác định được mặt hành trọng tâm
- Tìm nguồn khách hàng tiềm năng
- Tìm nhà cung ứng uy tín, giá cả phù hợp
- Dự toán chi phí cố định
- Dự toán chi phí phát sinh
- Phải có nguồn vốn để xoay vòng
- Tạo sự cạnh tranh về giá cả
- Dự toán tỷ suất lợi nhuận
- Làm thủ tục đăng ký kinh doanh cho cơ sở, doanh nghiệp
Tuy nhiên, để có thể tối ưu và đơn giản hóa mô hình kinh doanh, các bạn có thể tham khảo chính sách đại lý tại Sài Thành Foods – cơ sở cung cấp hải sản đông lạnh uy tín, giá thành hợp lý trên toàn quốc.
Chính Sách Đại Lý Tại Sài Thành Foods
Tại Sài Thành Foods, chúng tôi có những chính sách hỗ trợ các đại lý như sau:
- Hỗ trợ tủ đông cho đại lý
- Thưởng doanh số, chiết khấu đơn hàng hấp dẫn
- Hỗ trợ bandroll, tờ rơi, túi đựng sản phẩm…
- Hỗ trợ đổi trả hàng bán chậm trong vòng 60 ngày.
- Hỗ trợ đóng hàng gửi nhà xe đối với các khách hàng ở xa.
Ngoài ra, nhằm phục vụ nhu cầu thị trường đang rất sôi động, Hải sản tại Sài Thành Foods cung cấp theo các tiêu chuẩn đặc điểm khắt khe về chất lượng như sau:
- Các mặt hàng có nguồn gốc truy xuất đầy đủ, đảm bảo chất lượng an toàn, sạch, uy tín
- Không hóa chất bảo quản
- Không hormone tăng trưởng
- Không dư lượng kháng sinh
- Với quy trình đăng ký đơn giản, phúc lợi luôn ở mức tốt nhất. Đến với Sài Thành Foods sẽ là lựa chọn đúng đắn cho những ai muốn có lợi nhuận cao từ việc kinh doanh hải sản đông lạnh.
- Để đăng ký làm đại lý hải sản tại Sài Thành Foods. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp số hotline 0944.868.800 để được tư vấn về các mức chiết khấu và thanh toán chi tiết.
- Hoặc tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách đại lý cũng như giá của các mặt hàng tại Sài Thành Foods tại đây:
Sài Thành Foods chúc bạn thành công!
Liên hệ hải sản giá sỉ lẻ
Siêu Thị Hải Sản Online Sài Thành Foods.
- Website: https://saithanhfoods.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/SaiThanhFood
- Hotline Miền Nam: 0944.868.800
- Hotline Phản Ánh Dịch Vụ: 0944.964.422
- Sản xuất và đóng gói tại: Lô III-22 đường 19/5A KCN Tân Bình, P. Tây Thạnh, Q. Tân phú, TP.HCM.